Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

dấu hiệu đầu tiên báo mẹ đã thụ thai, trước cả khi nhận thấy “vắng đèn đỏ

Đây là những dấu hiệu đầu tiên báo mẹ đã thụ thai, trước cả khi nhận thấy “vắng đèn đỏ
Cảm giác mong chờ để đợi “tin vui” có lẽ là khoảng thời gian mà nhiều mẹ “sốt ruột” nhất bởi không phải mẹ nào cũng có thể thụ thai ngay sau 1,2 tháng “thả”. Vậy làm thế nào để  những dấu hiệu biết tinh trùng đã gặp gỡ trứng, phôi thai đã làm tổ và cấy vào thành tử cung thành công…? Trên thực tế, có rất nhiều dấu hiệu sớm báo mẹ đã có thai trước khi nhận thấy “vắng đèn đỏ”. Mẹ đang tò mò thì hãy soi 6 dấu hiệu dưới đây nhé:
Ngực nhạy cảm
Nếu mẹ nhận thấy ngực có cảm giác ngứa ran, mềm và sưng lên thì có thể đó là dấu hiệu đã “dính” bầu. Đây được cho là dấu hiệu sớm báo mẹ đã có thai tuy nhiên chị em đừng quá lo lắng nếu không nhận thấy những dấu hiệu này bởi không phải tất cả các mẹ bầu đều trải qua cùng một thay đổi như nhau. Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự thây đổi nội tiết trong cơ thể khi tinh trùng đã gặp gỡ trứng thành công tạo thành phôi thai và cấy vào thành tử cung của mẹ đây là một trong những dấu hiệu mang thai mẹ nên biết.
Sau một vài ngày, triệu chứng này cũng giảm dần và mẹ sẽ không còn cảm nhận thấy khó chịu nữa.
Mệt mỏi
Mẹ luôn luôn tràn đầy năng lượng nhưng đột nhiên đến một ngày cảm thấy mệt mỏi mà không biết lý do. Đó cũng có thể là dấu hiệu mang thai. Quá trình tiết hormone progesterone trong thai kỳ có thể làm cho mẹ bị kiệt sức. Hầu hết tất cả phụ nữ mới mang thai đều trải qua cảm giác này sau đó mới xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm. Tuy nhiên, hết 3 tháng đầu mẹ sẽ dần lấy lại được sức sống.
Dấu hiệu sớm nhất báo tinh trùng đã gặp gỡ trứng - 1
Mệt mỏi là dấu hiệu mẹ nào cũng sẽ trải qua khi mới mang thai.
Buồn đi vệ sinh
Bông dưng thời điểm này mẹ thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh hơn? Giữa đêm thức giấc vào nhà vệ sinh, liên tục đi vệ sinh trong giờ làm việc…? Đừng vội đổ lỗi cho thận của mình bởi khi phôi thai đã cấy thành công vào thành tử cung, sẽ bắt đầu tiết ra lượng Hcg khiến mẹ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu hơn. Triệu chứng này sẽ còn theo mẹ bầu suốt thai kỳ.
Ra máu ở âm đạo
Khoảng 8 ngày sau khi quan hệ tình dục, phôi thai sẽ làm tổ và cấy vào thành tử cung. Dấu hiệu của hiện tượng này là vùng kín của mẹ có thể sẽ xuất hiện một vài đốm máu hồng hoặc nâu, kèm theo đó là triệu chứng đau nhẹ bụng dưới, chuột rút. Tuy nhiên mẹ cần biết rằng đây không phải là một chu kỳ kinh nguyệt mới đâu nhé. Đó là kết quả của việc phôi thai đã cấy thành công trong tử cung.
Màu sắc “nhũ hoa” thay đổi
Ngực của mẹ rất nhạy cảm trong suốt thai kỳ và nếu quan sát ngực mẹ sẽ thấy có nhiều thay đổi khi mới mang thai. Ngoài cảm giác đau, sưng, và mềm hơn thì màu sắc nhũ hoa cũng báo cho mẹ biết mình đã “dính” bầu. Thông thường “nhũ hoa” chị em sẽ có màu hồng nhẹ nhưng khi mang bầu sẽ chuyển sẫm màu hơn và thường xuất hiện cùng những đường gân màu xanh trên vòm ngực. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm báo mẹ đã có con yêu.

Dấu hiệu mang thai sớm

Nếu mẹ bỗng dưng có dấu hiệu bị chậm trễ kinh nguyệt, nguyên nhân đầu tiên bạn nghĩ tới là có thai. Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi thông báo “tin vui” với mọi người.
Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bị chậm trễ hơn bình thường:
Căng thẳng
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến rất nhiều thứ trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Khi mẹ căng thẳng, sẽ khiến rối loạn hormone trong co wtheer và khiến trứng không rụng cũng như chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn. Hãy cố gắng tìm nguyên nhân khiến bạn bị căng thẳng và tạo tâm ký thoải mái, thư giãn. Quá trình rối loạn kinh nguyệt này có thể kéo dài một vài tháng nhiều người nghĩ đây là dấu hiệu mang thai tuy nhiên bạn cần phải xem lỹ trước đã nhé.
Bệnh tật
Một căn bệnh bất ngờ cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bị kéo dài và gây trễ “đèn đỏ”. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng ổn định lại khi sức khỏe của mẹ hồi phục. Nếu bạn nghĩ đây là ký do khiến kinh nguyệt chậm trễ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê thuốc phù hợp.
 Không phải cứ chậm kinh nguyệt là có thai! - 1
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bị gián đoạn. (ảnh minh họa)
Thay đổi lịch sinh hoạt
Thay đổi lịch sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh hoạt cảu cơ thể. Nếu mẹ làm việc cả đêm hoặc thường xuyên làm việc thất thường không kể thời gian thì chắc chắn chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng. Hãy cố gắng lập kế hoạch làm việc theo lịch trình để tránh gặp rắc rối này.
Uống thuốc
Nếu mẹ đang sử dụng một loại thuốc trị bệnh hoặc bất cứ loại thuốc nào thì cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bỗng dưng nhận ra những rối loạn này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có phải do loại thuốc mẹ đang sử dụng không.
Thừa cân
Béo phì cũng có thể khiến hàm lượng hormone trong cơ thể thay đổi và ngăn chặn khả năng rụng trứng cũng như khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Hầu hết chị em sẽ tìm lại được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và tăng khả năng sinh sản nếu giảm cân một cách khoa học.
 Không phải cứ chậm kinh nguyệt là có thai! - 2
Béo phì cũng có thể khiến hàm lượng hormone trong cơ thể thay đổi và ngăn chặn khả năng rụng trứng cũng như khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. (ảnh minh họa)
Quá gầy
Ngược lại với mẹ thừa cân, chị em nào quá gầy cũng có thể có chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Thậm chí có những phụ nữ quá gầy còn không thể có kinh nguyệt (vô kinh). Vì vậy hãy lên kế hoạch về một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tẩm bổ để tăng cân, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ dần ổn định.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt chuẩn của người phụ nữ là 28 ngày. Tuy nhiên không phải chu kỳ của mẹ nào cũng chuẩn và không phải tháng nào mẹ cũng đúng 28 ngày. Vì vậy mẹ đừng quá lo lắng nếu một tháng nào đó mà chị em bị chậm 2-3 ngày “đèn đỏ”.
Tiền mãn kinh
Độ tuổi mãn kinh thường diễn ra từ 45-55 tuổi và ở độ tuổi này chu kỳ kinh nguyệt của mẹ thường xuyên bị đảo lộn, tháng có tháng không. Thậm chí có những người còn nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt bị nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

5 bước đơn giản để dính bầu trong mùa đông

Theo chuyên gia khoa sản Emma Cannon, phụ nữ cần biết cách bảo vệ bộ máy sinh sản của mình để có thể thụ thai bất cứ khi nào họ muốn.
Trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều phụ nữ chọn cách trì hoãn việc sinh con để tập trung thời gian cho sự nghiệp, công việc. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ vô sinh không ngừng gia tăng. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa khả năng sinh sản của phụ nữ?
Theo chuyên gia khoa sản Emma Cannon, phụ nữ cần biết cách bảo vệ bộ máy sinh sản của mình để có thể thụ thai bất cứ khi nào họ muốn. Dưới đây là 5 nguyên tắc mà bất cứ chị em nào cũng cần ghi nhớ:
1. Bảo vệ mình khỏi bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo ước tính, ¼ các ca gặp vấn đề về khả năng sinh sản là do ảnh hưởng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì vậy điều quan trọng là phụ nữ cần sử dụng các phương pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ngoài ra, phụ nữ cũng cần khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm bệnh tật và điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh.
 5 bước đơn giản giúp mẹ “dính bầu” trong mùa đông - 1
13% số ca vô sinh có nguyên nhân liên quan đến việc hút thuốc lá.
2. Dừng ngay việc hút thuốc lá
13% số ca vô sinh có nguyên nhân liên quan đến việc hút thuốc lá. Khi bạn còn trẻ tuổi, bạn sẽ không nhận thấy rõ tác hại từ việc hút thuốc, tuy nhiên nguy cơ này là rất cao. Người hút thuốc lá có tới 30% nguy cơ khó thụ thai hơn người bình thường và họ cũng mất nhiều thời gian (hơn 1 năm) để có thể thụ thai.
Chức năng buồng trứng của phụ nữ cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trứng phát hành kém và tử cung cũng bị mỏng hơn theo thời gian với người hút thuốc lá.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người hút thuốc lá thường xuyên sẽ bị mãn kinh sớm hơn 3 năm và có tỷ lệ thành công khi thụ tinh ống nghiệm thấp hơn hẳn người không hút thuốc lá.
3. Xem xét đến phương pháp châm cứu
Châm cứu có tác dụng điều tiết cơ thể phụ nữ, giúp tăng lưu lượng máu đến vùng chậu, nâng cao chất lượng nội mạc tử cung. Vì vậy đây là phương pháp được nhiều người tìm đến trong quá trình điều trị vô sinh.
Nghiên cứu cho thấy châm cứu có hiệu quả trong việc cải thiện khả năng trong thụ tinh ống nghiệm, kích thích rụng trứng và giảm chứng đau bụng do kinh nguyệt. Châm cứu cũng giúp thư giãn sâu và giúp phụ nữ có tinh thần thoải mái hơn.
 5 bước đơn giản giúp mẹ “dính bầu” trong mùa đông - 2
Cân nặng quá thấp hoặc cao đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ
4. Ăn uống điều độ và tránh uống rượu
Cân nặng quá thấp hoặc cao đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như dấu hiệu mang thai của phụ nữ. Vì vậy chị em cần tạo một chế độ ăn uống khoa học và kết hợp với việc tập luyện thể thao thưởng xuyên.
Phụ nữ muốn cải thiện hệ thống sinh sản nên tránh các loại thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường, dầu, mỡ, thức ăn đóng hộp… vì có thể gây béo phì và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thêm nữa, chất béo cũng có thể làm ngăn chặn quá trình rụng trứng vì vậy chị em nên chọn những loại chất béo lành mạnh như dầu ép lạnh, dầu cá, các loại rau, đậu…
Ngoài ra, phụ nữ cũng nên hạn chế hoặc tránh uống rượu khi đang muốn có em bé. Uống rượu khi mang thai còn có thể gây hội chứng rượu bào thai vô cùng nguy hiểm.
5. Hiểu về lịch sử khả năng sinh sản
Ngoài những yếu tố về lối sống, phụ nữ cũng cần tìm hiểu lịch sử khả năng sinh sản của bản thân và của người thân, nhất là bà, mẹ của mình. Bạn cần theo dõi xem chu kỳ kinh nguyệt của mình có đều không để xác định được ngày trứng rụng.
Ngoài ra, bạn cũng nên biết về các bệnh phụ khoa của bản thân và của mẹ, tuổi mãn kinh của mẹ vì rất có thể bạn sẽ giống mẹ của mình. Nếu mẹ bạn từng bị sảy thai hoặc u xơ tử cung thì hãy cẩn thận bởi nguy cơ bạn có thể mắc bệnh cũng có thể xảy ra.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

10 dấu hiệu bất thường của phụ nữ thường xuyên gặp phải khi mang bầu

Một số phụ nữ sợ mùi xào nấu thức ăn hay thậm chí là mùi cơm sôi. Nếu bạn cảm thấy nôn nao với những mùi hương quen thuộc thì có thể bạn đã có thai đó cũng là một số dấu hiệu ban đầu khi mang thai bạn thường mắc phải.
1. Thèm ăn bất thường
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Có một số món trước đây bạn không bao giờ thích, vậy mà bây giờ bỗng tỏ ra thèm thuồng. Nhiều phụ nữ thậm chí còn thèm thuốc lá khi mới cấn thai. Đừng quá lo lắng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai.
2. Buồn nôn
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Khi  có dấu hiệu mang thai từ 6 tuần, một số phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ ốm nghén. Bạn có thể sẽ thấy buồn nôn vào mỗi sáng. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ giảm dần nếu bạn có thai từ tháng thứ 4 trở đi.
3. Đau đầu
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể có thể khiến bạn bị đau đầu. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Nên tránh sử dụng thuốc nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về việc có thai.
4. Chuột rút
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Việc này có thể xảy ra nếu như bạn có thai và theo bạn trong suốt thai kỳ nếu không ăn uống đủ chất. Nguyên nhân là do tử cung được kéo giãn để chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé.
5. Thay đổi tâm trạng
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Sự thay đổi của nội tiết tố khiến bạn trở nên căng thẳng, dễ cáu gắt hơn. Một số lại trở nên nhạy cảm, dễ buồn chỉ vì những chuyện không đâu. Thậm chí đôi lúc họ còn tự tạo ra áp lực với những người xung quanh. Đó là dấu hiệu mang thai bạn có thể gặp.
6. Đau lưng
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Nếu bạn cảm thấy phần lưng dưới hay xuất hiện cơn đau bất thường thì có thể là dấu hiệu dây chằng đang được nới lỏng.
7. Vòng ngực thay đổi
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Bầu ngực trở nên lớn hơn, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch là dấu hiệu mà hầu hết các bà bầu đều trải qua. Một số còn cảm thấy nhạy cảm và đau tức khi chạm vào. Ngực lớn hơn cũng là dấu hiệu có thai bạn có thể dễ dàng nhận biết.
8. Chóng mặt
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Nguyên nhân có thể là do đường huyết thấp hay huyết áp thấp đều có thể gây ra những cơn choáng váng, hoa mắt. Đó là 1 trong những dấu hiệu mang thai dễ dàng nhận biết.
9. Chảy máu
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Sau khoảng 1 -2 tuần thụ thai, một số phụ nữ sẽ thấy đốm máu nhỏ, đó là do quá trình làm tổ của trứng.
10. Khó thở
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Khi bào thai phát triển rất cần oxy, điều này có thể khiến bạn cảm thấy hụt hơi, nhanh hết hơi trong suốt thai kỳ.
Nếu bạn thấy mình có tới 5/15 dấu hiệu trên đây thì tốt nhất hãy đi mua một que thử thai để biết chắc chắn rằng mình sẽ sớm được làm mẹ. Khi đó bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai cũng như sinh nở được an toàn.
Trên đây là 15 dấu hiệu mang thai giúp bạn nhận biết được sớm mình đã có thai hay chưa!

4 đấu hiệu có thai sớm bạn cần phải biết

Những dấu hiệu có thai là những dấu hiệu gì? làm sao để biết mình đã mang thai? Cùng Tạp chí phụ nữ đi tìm hiểu những dấu hiệu mang thai đó nhé.
 
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Bạn đang phân vân tự hỏi: "Liệu mình đã có thai hay chưa?" và muốn tìm dấu hiệu có thai sớm nhất của việc mang thai? Mặc dù xét nghiệm thử thai là cách chắc chắc nhất khẳng định xem bạn có thai hay chưa, tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu sớm của việc bầu bí. Những dấu hiệu này rất giống với dấu hiệu trước mỗi kỳ kinh nguyệt của bạn nên chị em đặc biệt chú ý nhé.
Có rất nhiều triệu chứng chứng tỏ bạn đã có thai: ngực bạn sẽ bắt đầu to lên, chiếc áo ngực bỗng nhiên cảm thấy chật chội không còn cảm giác thoải mái nữa. Những món ăn vốn là "món ruột" bây giờ sẽ có cảm giác ngán và không muốn ăn thậm chí là ngửi mùi cũng thấy "ghê" nơi cuống họng. Tâm trạng thay đổi thất thường, lúc vui lúc cáu kỉnh và có vẻ khó tính hơn…

Những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất sau khi quan hệ.​

1.Mất kinh dấu hiệu mang thai đầu tiên

15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Mất kinh dấu hiệu mang thai đầu tiên
Đây là dấu hiệu có thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
2. Thân nhiệt tăng
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Thân nhiệt của phụ nữ sẽ tăng từ thời điểm rụng trứng cho tới 2 tuần sau đó. Nếu qua 2 tuần mà thân nhiệt vẫn chưa về mức bình thường thì có thể bạn có tin vui rồi đấy. Hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nhé!
3. Đầy hơi
Thông thường, khi có bầu thì bạn hay có cảm giác trướng bụng. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của bạn.
4. Buồn đi tiểu và thường xuyên đi tiểu
15 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn chèn ép vào bàng quang thì thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.
 Tóm lại, khi bạn thấy mình chậm kinh hay mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,… thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, ngay khi thấy mất kinh, hoặc có quan hệ tình dục không an toàn từ 7-10 ngày bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Bạn nên dùng nước tiểu để thử vào lúc sáng sớm vì nó có chứa kích thích tố HCG cần thiết cho việc thử thai. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.